TIN TỨC SỰ KIỆN | TIN TỨC

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN BƯỚU GIÁP NHÂN?

Bướu giáp nhân (một hoặc nhiều nhân) là bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở nữ giới và hầu như không có triệu chứng. Bướu có thể được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát, do bác sĩ khám lâm sàng (tỷ lệ 5% ở nữ và 1% ở nam) hoặc siêu âm có độ nhạy cao (19-67%). Có trường hợp bệnh nhân tự phát hiện do thấy cổ to ra hoặc khi mặc áo thấy chật vùng cổ.

Bướu giáp nhân có thể là:
• Bướu lành tính (Benign nodular goiter).
• Bướu độc (Toxic Adenoma): bướu sản xuất ra hormone giáp gây ra triệu chứng cường giáp.
• Bướu ác tính (ung thư): Theo Hiệp Hội tuyến giáp Hoa Kỳ thì tỉ lệ ung thư giáp chiếm 7-15% trong số bướu giáp nhân. Tỷ lệ ung thư giáp cao hơn ở những người có tiền sử chiếu xạ đầu, mặt, cổ hoặc trong gia đình có người bị ung thư giáp.
Như vậy khi phát hiện bướu giáp nhân, bước tiếp theo bạn sẽ làm gì?
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết là điều đầu tiên bạn cần thực hiện. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định bạn làm xét nghiệm như:
• Xét nghiệm máu: đánh giá chức năng tuyến giáp nhằm  xác định cường giáp, suy giáp hay bình giáp.
• Siêu âm tuyến giáp: đánh giá tính chất nhân giáp (hình dạng, kích thước, bờ, cấu trúc, có tăng sinh mạch máu hay không? có vi vôi hóa  không?...).
• HOẶC làm xạ hình tuyến giáp: trong trường hợp nghi ngờ nhân giáp độc.
• HOẶC làm FNA (Fine needle aspiration – chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, còn gọi là sinh thiết): để xác định nhân lành tính hay ung thư.
Khi thu thập đủ các dữ liệu để đánh giá hiện trạng bệnh lý, loại bướu giáp nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Bác sĩ Phan Hữu Tú, chuyên khoa 1 Nội Tiết, Phòng khám quốc tế YERSIN
(Tài liệu tham khảo: American of Thyriod Nodules)

Bướu giáp nhân có thể là:

• Bướu lành tính (Benign nodular goiter).

• Bướu độc (Toxic Adenoma): bướu sản xuất ra hormone giáp gây ra triệu chứng cường giáp.

• Bướu ác tính (ung thư): Theo Hiệp Hội tuyến giáp Hoa Kỳ thì tỉ lệ ung thư giáp chiếm 7-15% trong số bướu giáp nhân. Tỷ lệ ung thư giáp cao hơn ở những người có tiền sử chiếu xạ đầu, mặt, cổ hoặc trong gia đình có người bị ung thư giáp.


Như vậy khi phát hiện bướu giáp nhân, bước tiếp theo bạn sẽ làm gì?

Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết là điều đầu tiên bạn cần thực hiện. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định bạn làm xét nghiệm như:

• Xét nghiệm máu: đánh giá chức năng tuyến giáp nhằm  xác định cường giáp, suy giáp hay bình giáp.

• Siêu âm tuyến giáp: đánh giá tính chất nhân giáp (hình dạng, kích thước, bờ, cấu trúc, có tăng sinh mạch máu hay không? có vi vôi hóa  không?...).• HOẶC làm xạ hình tuyến giáp: trong trường hợp nghi ngờ nhân giáp độc.

• HOẶC làm FNA (Fine needle aspiration – chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, còn gọi là sinh thiết): để xác định nhân lành tính hay ung thư.


Khi thu thập đủ các dữ liệu để đánh giá hiện trạng bệnh lý, loại bướu giáp nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

 


Bác sĩ Phan Hữu Tú, chuyên khoa 1 Nội Tiết, Phòng khám quốc tế YERSIN

(Tài liệu tham khảo: American of Thyriod Nodules)

 

Xem Chương trình tầm soát bệnh bướu cổ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin tại http://yersinclinic.com/vi/document/action/view?cat=16&id=978



ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

KhamOnline