TIN TỨC SỰ KIỆN | GÓC TRI ÂN

Tư liệu của người Pháp cho biết Yersin là ông Tư hay ông Năm

“Có nhiều tài liệu của các tác giả cả trong và ngoài nước viết về bác sĩ lừng danh này cho rằng, khi Yersin đến Nha Trang sinh sống và làm việc, để được hưởng các kinh phí từ nguồn ngân sách của chính phủ Pháp phục vụ cho y khoa, ông phải chấp nhận mang “danh” Đại tá quân y, tương tự chức quan 5 theo quy định của Pháp tại Đông Dương. Vì vậy người dân gọi ông là ông Năm có nguồn gốc từ đó”.

Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng nghiên cứu sâu và có rất nhiều bài viết về Yersin đã đưa ra bằng chứng về việc Yersin thường được gọi với cái tên ông Năm.

Đặc biệt, có hai tác giả người Pháp là: Henri H. Mollaret và Jacqueline Brossollet đã viết cuốn sách: Alexandre Yersin - Người chiến thắng bệnh tật, được dịch sang tiếng Việt, do Nhà xuất bản thông tin xuất bản năm 1991. Theo tác giả (2 tác giả người Pháp) năm 1970, ngoài việc được tiếp cận và đọc bản Di chúc do Yersin để lại, họ còn có cả ngàn lá thư do Yersin viết gửi về cho Mẹ từ những năm 1884 đến 1905 và sau đó là gửi chị gái.

 


Chính những lá thư này là một tập nhật ký, được ghi chép tuần tự và được gửi đều đặn. Trong đó tác giả có đoạn viết: “Ông là người của họ và họ là người của ông. Lịch sự, nhã nhặn, kín đáo, tôn kính, là những đặc tính của người Việt… Họ kính phục nhà bác học, con người chống lại bệnh tật cho nước họ"

Trong khoảng giữa năm 1895 đến năm 1943, ông không ngớt săn sóc, khuyên lơn, bảo vệ những người dân nghèo ở Nha Trang, những con người không biết cách đọc chính xác tên ông, đã mệnh danh ông là “Ông Năm”. Theo tiếng Việt, “Năm” có nghĩa là thứ năm. Dân chúng biết là Yersin đã lên đến chức bác sĩ đại tá quân y trong quân đội Pháp và người dân Việt vốn rất tôn trọng chức tước, đã đặt tên cho ông tương xứng với 5 bậc lon của ông: ấy là Năm”.

Bác học A. Yersin không chỉ là một bác sĩ tài ba, mà ông còn là nhà nông học, thiên văn học, nhà thám hiểm…nhưng cốt cách tuyệt vời nhất trong ông chính là trái tim nhân hậu. Tài giỏi mà khiêm nhường, ông vượt lên tất cả mọi gian khó khi xa Tổ quốc, xa gia đình, người thân, cống hiến lớn lao cho loài người, nhưng lại yêu đất nước, con người Việt Nam đến mức “xin được an nghỉ vĩnh viễn nơi đây”.

 

 

 

Giường và máy chữ của bác sĩ tại Bảo tàng Yersin (nằm trong Viện Pasteur Nha Trang).   

Đáp lại người dân nơi đây đã dành cho ông nơi yên nghỉ trên một ngọn đồi cách Nha Trang gần 20 km, bao bọc xung quanh bởi cây xanh và hoa. Lúc ông tạ thế, hiếm có đám  tang “ông tây” nào lại được người dân chài Xóm Cồn, Xóm Bóng Nha Trang tiễn đưa ông với khăn tang trắng đầu, kèn trống, người nối người dài hàng cây số.

Ngày nay, rất nhiều đường phố, công viên, trường học… cả nước lần lượt được mang tên ông. Là một bác học lừng danh của thế giới, nhưng với người dân xóm chài Nha Trang, ông chỉ là “ông Năm” có trái tim nhân hậu.

Khu mộ, ngôi chùa thờ ông tại Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa và bảo tàng A.Yersin đặt tại Viện Pasteur Nha Trang được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990... Viện Pasteur Nha Trang mà ông đã khởi dựng và làm việc, giờ đây trở thành trung tâm y tế dự phòng hàng đầu của cả nước.

Công Thi

 

http://plo.vn/van-hoa-giai-tri/tu-lieu-cua-nguoi-phap-cho-biet-yersin-la-ong-tu-hay-ong-nam-512011.html



ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

KhamOnline