THÔNG TIN Y KHOA | NỘI TỔNG QUÁT
Giải đáp thắc mắc về viêm mũi do dị ứng phấn hoa
Vào mùa xuân, nhiều người thường thích dạo chơi hoặc ghé thăm những vườn hoa, cây cảnh, đây cũng là dịp phấn hoa lan trong không khí đi vào mũi gây nên tình trạng hắt hơi, chảy nước mắt rồi viêm mũi dị ứng.
Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Biểu hiện như thế nào? Có cách nào phòng ngừa không?
TRẢ LỜI:
Viêm mũi dị ứng biểu hiện tại mũi, do niêm mạc mũi tiếp xúc dị nguyên (phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, bào tử nấm mốc...) gây hắt hơi thành tràng dài, chảy nước mắt, tắc mũi, nhức đầu mệt mỏi .... triệu chứng dị ứng tái diễn chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên là bệnh xuất hiện.
Mô tả sơ qua cơ chế gây ra viêm mũi dị ứng
Khi tiếp xúc dị nguyên có trong môi trường, cơ thể sẽ tạo ra IgE. Số lượng IgE sẽ gắn kết dưỡng bào và các tế bào ái kiềm ở niêm mạc mũi. Khi tiếp xúc lần 2 IgE sẽ gắn kết với dị nguyên --> giải phóng các hóa chất trung gian vào niêm mạc mũi, các hóa chất sẽ kích niêm mạc mũi gây ra các triệu chứng dị ứng. Viêm mũi dị ứng không phải là một bệnh lâm sàng mà là hoạt động phản ứng của một bệnh miễn dịch.
1- Giai đoạn nhẹ: giấc ngủ bình thường, không ảnh hưởng tới các hoạt đông hằng ngày như làm việc, thể thao, giải trí .. không có các triệu chứng khó chịu.
2- Giai đoạn sau từ trung bình đến nặng: khó ngủ, do thở không thông, xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động, các bệnh kèm theo (thường liên quan bệnh lý đường hô hấp: viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt Hen...)
VIÊM MŨI DỊ ỨNG không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống và tốn kém chi phí khám chữa bệnh.
PHÒNG NGỪA VIÊM MŨI DỊ ỨNG
Tránh các yếu tố nguy cơ: bụi nhà, khói thuốc lá, lông chó mèo, tránh stress, cải thiện môi trường sống, các chất kích thích.
Cần biết điều tiết độ ẩm, cách giữ âm, mũi họng, không ngoáy mũi, tránh ăn thức ăn sống, lạnh, tanh, có mùi nặng...
Bác sĩ CKI Lữ Thị Hoàng Oanh
Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin