THÔNG TIN Y KHOA | TAI MŨI HỌNG

Điều trị chảy máu mũi

Khi có người thân hay bản thân bạn bị chảy máu mũi, bạn sẽ làm gì? Bạn có đủ bình tĩnh để xử lý tình huống này một cách hiệu quả và an toàn?

Trong dân gian, người ta truyền miệng nhau rằng, khi bị chảy máu mũi, hãy ngửa mặt lên trời để máu chảy ngược vào trong, thì máu sẽ không chảy ra ngoài nữa. Tư duy khá đơn giản nhưng cách làm này không những không có tác dụng mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, bạn không nên áp dụng. Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc xử lý tình huống chảy máu mũi, bạn nên áp dụng các bước sau:


1. Cầm máu


- Đặt bệnh nhân ngồi thẳng lưng, hơi cúi người về phía trước. Đừng để bệnh nhân nằm xuống hay ngửa đầu ra sau.


- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt mũi lại, tựa vào khuôn mặt.

 



- Giữ chặt khoảng 5 phút, và nhớ canh đồng hồ.


- Nếu sau 5 phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, hãy ấn chặt tiếp 5 phút nữa.


2. Đưa người bệnh đến bác sĩ


Hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay nếu:


- Sau khi đã áp dụng biện pháp điều trị tại nhà 10 phút mà vẫn không cầm máu được.


- Bệnh nhân có dùng thuốc kháng đông như warfarin (Coumadin) hay aspirin, hoặc có bệnh lý rối loạn đông máu.


- Chảy máu mũi xảy ra sau một chấn thương nặng vùng đầu hay vùng mặt.


3. Điều trị


Bác sĩ sẽ dùng một bông băng chuyên dụng nhét vào lỗ mũi, dùng một bong bóng đè ép chỗ chảy máu  hoặc dùng dụng cụ đốt điện để đốt cầm máu.


4. Theo dõi


Nếu bị gãy xương mũi, bác sĩ thường không chỉnh sửa ngay. Thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn điều trị khi phù nề đã giảm.


Người bệnh nên tránh những hoạt động quá mức như nhào lộn, thổi quá sức, va chạm, chà hay ngoáy mũi cho đến khi đã lành hẳn.


Biên dịch từ nguồn WebMD

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

KhamOnline