THÔNG TIN Y KHOA | NỘI TỔNG QUÁT

Giới thiệu kỹ thuật phong bế thần kinh

Phong bế thần kinh là một thủ thuật đơn giản nhằm giải quyết triệu chứng đau ở nhiều nơi có nguồn gốc liên quan đến các rễ thần kinh. Tình trạng bệnh lý thường dùng nhất là  các ca đau lưng , đau cổ kéo dài do nguyên nhân thoái hóa cột sống.  Thủ thuật phong bế thần kinh giúp ngăn chận sự truyền dẫn tín hiệu đau  gửi về não bằng cách ‘ GÂY TÊ TẠI CHỖ’  các dây thần kinh bằng  chất alcohol hay phenol . Một dạng thủ thuật gần tương tự là việc sử dụng các chất steroid để làm giảm hiện tượng viêm chung quanh các rễ thần kinh, cũng làm cải thiện đáng kể tình trạng đau trong một thời gian dài.

  1. 1. Các chỉ định thông thường

Các bệnh nhân bị đau mạn tính hay cấp tính  đều có thể được chỉ định phong bế thần kinh để làm giảm đau tạm thời. Các cơn đau thường có nguồn gốc từ cột sống nhưng nhiều vùng khác cũng có thể gặp tình trạng tương tự như ở cổ, mông, tay, chân v.v… Thủ thuật phong bế thần kinh giúp cho dây thần kinh có thể hồi phục nhanh hơn nhờ vào việm giảm mức độ kích thích. Thêm vào đó, thủ thuật phong bế có thể cung cấp thêm một số thông tin chẩn đoán cho các bác sĩ. Sau khi thực hiện phong bế và theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, các bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây ra đau.

  • Xác định nguồn gốc gây ra đau.
  • Điều trị triệu chứng đau.
  • Dự đoán đáp ứng với các biện pháp điều trị giảm đau lâu dài.
  • Giảm đau sau phẫu thuật hay thủ thuật.
  • Giúp vô cảm trong một số thủ thuật nhỏ như phẫu thuật ngón tay.

 

  1. 2. Cách tiến hành

Động tác tiêm thuốc sẽ được thực hiện với 1 ống tiêm giống như ống tiên vaccine thông thường. Các bác sĩ sẽ nạp một liều thuốc vào, loại thuốc được lựa chọn tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân. Trong đa số trường hợp, để đảm bảo tính chính xác của thủ thuật, các bác sĩ sẽ dùng thêm thiết bị chẩn đoán hình ảnh ( có thể là màn huỳnh quang –fluoroscopy hay  máy chụp cắt lớp-CT) để hướng dẫn kim. Cả hai thiết bị đều dùng tia X để hiện hình các đốt sống nhằm giúp bác sĩ định vị đúng chỗ cần tiêm thuốc.


 

 

 

 

 

*Màn huỳnh quang: thường gồm 1 bàn thủ thuật, 1 bóng đèn X quang và 1 màn hình ti vi . Bóng đèn sẽ phát tia X từng đợt và giúp hình ảnh hiện trên màn hình ti vi trong lúc làm thủ thuật.  Cấu trúc của bóng đèn và hệ thống điều khiển thường có hình chữ C nên thiết bị này còn có tên thường dùng là C-arm.

*Máy chụp cắt lớp  thường có dạng hộp to với 1 bàn di động và 1 vòng phát/nhận tia hình chữ O( hình bánh doughnut) . Bóng đèn phát tia x sẽ xoay chung quanh cơ thể khi bệnh nhân đang nằm trên bàn.  Bàn điều khiển và dựng hình thường đặt ở phòng bên cạnh.

 

 

 

Thủ thuật thường được làm cho bệnh nhân ngoại trú và chỉ kéo dài vài phút.

Bệnh nhân được đặt nằm thoải mái trên bàn thủ thuật. Bác sĩ nhận diện điểm chọc kim bên ngoài bằng cách khám các mốc xương hay dựa vào hình X quang. Sau khi sát trùng da,  kim sẽ được đưa vào đến một độ sâu nhất định và bơm thuốc tại vị trí lân cận của dây thần kinh bị tổn thương. Thường phải tiêm nhiều lần, tùy theo bệnh nhân đau bao nhiều vùng và mức độ rộng của vùng cần điều trị. Nói chung, bác sĩ sẽ thông báo khi nào đâm kim và khi nào bơm thuốc.

Sau khi tiêm xong, bệnh nhân nằm nghỉ 15-30 phút để chờ thuốc phát huy tác dụng. Các điều dưỡng sẽ theo dõi để chắc chắn bệnh nhân không bị tác dụng phụ hay biến chứng trước khi ra về .

 

  1. 3. Cách chuẩn bị

Thông thường, bệnh nhân không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Khi làm thủ thuật, thường phải thay áo choàng dành cho bệnh nhân. Bắt đầu, bệnh nhân nằm ngửa hay nghiêng trên bàn tùy theo vị trí định tiêm. Điều dưỡng sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi nằm.

 

  1. 4. Tiến hành

Bệnh nhân có thể có cảm giác “châm chích ” khi bác sĩ đưa kim vào. Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đôi khi bác sĩ cần đưa kim khá sâu để  đến vùng của dây thần kinh định phong bế. Khi này, bệnh nhân có thể thấy khó chịu nhưng cần cố gắng nằm yên để kim không bị đi lệch đường.

Nếu vị trí  tiêm gần một dây thần kinh to hay một bó dây, như dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cho biết khi có cảm giác đau điếng đột ngột.  Điều này có nghĩa là kim đến quá gần dây thần kinh này nên cần được rút ra bớt và định hướng lại. Điều này thật ra cũng rất hiếm khi xảy ra. Sau khi tiêm, bệnh nhân sẽ thấy giảm đau hẳn ở vùng được tiêm. Thông thường thì sự cải thiện này kéo dài từ 1 đến 2 tuần, đôi khi là vĩnh viễn.

 

 

 

 

 

  1. 5. Kết quả và tai biến

Phong bế thần kinh giúp giảm đau khá hiệu quả.  Thủ thuật có tác dụng tốt đối với một số loại đau do ung thư, như là ung thư tụy .

Lợi ích

  • Giảm đau tạm thời
  • Giảm viêm tạm thời ở vùng cột sống gây ra đau
  • Có thể giúp bác sĩ nhận diện nguyên nhân đặc hiệu gây đau
  • Khả năng hoạt động tốt hơn trong cuộc sống vì không bị hạn chế bởi những cơn đau.

Nguy cơ

 

  • Nhiễm trùng chỗ tiêm
  • Chảy máu
  • Tiêm nhầm vào mạch máu
  • Phong bế lan vào các dây thần kinh khác
  • Phong bế nhầm dây thần kinh , nếu như nằm quá gần nhau
  • Nếu dùng CT hay màn huỳnh quang, sẽ bị nhiễm bức xạ nhẹ

 

Phong bế thần kinh cũng có thể gây biến chứng nặng như liệt hay tổn thương các động mạch cấp máu cho tủy sống. Các biến chứng nặng khác bao gồm hạ huyết áp, tiêm nhầm alcool vào động mạch, chọc vào phổi hay thận,  gây yếu chi, gây tiêu chảy.

 

 

Phong bế thần kinh không được khuyến cáo nếu như bệnh nhân có rối loạn đông máu hay đang dùng các thuốc chống đông( heparin hay warfarin), có tắc ruột hay đang có nhiễm trùng chưa kiểm soát.

Theo lý thuyết thì phong bế thần kinh chỉ có tác dụng tạm thời và không đem lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân  đều có đáp ứng khác nhau. Thủ thuật phong bế thần kinh thường được làm từng đợt và sau đó thì ngưng để đánh giá hiệu quả. Một bệnh nhân có thể cảm thấy tốt sau một đợt tiêm, cũng có bệnh nhân hoàn toàn không cải thiện chút nào.  Nếu việc phong bế không đem lại hiệu quả, phần nhiều các bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị khác.  Mặt khác, cũng cần nhớ là phong bế thần kinh giúp bệnh nhân giảm đau nhưng không kéo dài cuộc sống hay làm cải thiện tiên lượng của bệnh nhân.

 

Dù là làm phong bế thần kinh nhưng do có sử dụng X quang, bệnh nhân nữ cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng thai nghén của mình nếu có.



ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

KhamOnline