THÔNG TIN Y KHOA | NỘI TỔNG QUÁT
7 cách quay trở lại giấc ngủ
Bạn tỉnh giấc lúc nửa đêm và bạn hoàn toàn tỉnh táo. Bạn cần nghỉ ngơi để có tinh thần làm việc ngày hôm sau. Làm cách nào để quay trở lại giấc ngủ?
1) Ra khỏi giường
Điều này nghe có vẻ không bình thường, nhưng nếu bạn không thể quay trở lại giấc ngủ trong vòng 20 phút hay lâu hơn, hãy đi sang một phòng khác. Làm gì đó yên tĩnh và không kích động, như nghe nhạc nhẹ hay đọc tiếp cuốn sách mà bạn đã từng đọc qua trước đó. Khi bạn cảm thấy buồn ngủ thì quay trở lại giường.
2) Đừng nhìn chằm chằm vào cái đồng hồ
(Ảnh minh họa: nguồn internet)
Nếu bạn cứ liên tục kiểm tra thời gian, điều này chỉ làm bạn căng thẳng thêm khi bạn đang cố chợp mắt. Hãy để đồng hồ ra xa khỏi tầm nhìn của bạn.
3) Đảm bảo ánh sáng trong phòng không quá chói
Ánh sáng làm bạn cảm thấy tỉnh táo, không phải điều bạn muốn khi cần ngủ. Nếu bạn thức dậy để đi vệ sinh, uống một hớp nước, hay ăn nhẹ, hãy mở đèn mờ mờ.
Nếu bạn đọc, đừng dùng các thiết bị có màn hình nền như máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng. Chúng có thể làm bạn tỉnh ngủ.
4) Hãy thả lỏng người
Hãy thả lỏng trí óc và cơ thể với những kỹ thuật sau:
• Hít thở sâu. Dùng bụng hít thở từ từ và đều đặn
Ngồi thiền. Bạn có thể tĩnh tâm nếu như lặp lại 1 cụm từ trong khi bạn hít thở nhịp nhàng
• Tuởng tượng. Đây là một hình thức thiền định giúp bạn tách mình khỏi sự căng thẳng bằng cách tưởng tượng khung cảnh, âm thanh, và mùi hương của một nơi yên bình.
• Kéo giãn cơ liên tục. Đầu tiên hãy làm căng cơ sau đó giãn cơ. Tập liên tục như vậy toàn cơ thể, bắt đầu từ chân của bạn và di chuyển lên dần.
Để tìm hiểu thêm về những kỹ thuật này, hãy đăng ký một lớp hay sử dụng sách tự học hay video hướng dẫn.
Bạn cũng có thể tìm đọc những bài báo hay video trực tuyến về nội dung này.
5) Thử phản xạ sinh học
Kỹ thuật hòa hợp tâm trí và cơ thể này cần thiết bị chuyên dụng và huấn luyện bởi chuyên gia. Cách này bạn học cách kiểm soát mức căng thẳng của mình.
Một khi bạn nắm vững kĩ năng này, phản xạ sinh học giúp bạn quay trở lại giấc ngủ.
6) Hãy giữ một cuốn nhật ký giấc ngủ
Viết nhật ký không phải là điều bạn nên làm vào giữa đêm. Nhưng vào buổi sáng, hãy ghi nhận lại những kiểu giấc ngủ và những thói quen khác của bạn.
Ví dụ, bạn có thể ghi lại mức độ thường xuyên bạn thức giấc vào ban đêm, điều gì phá rối giấc ngủ của bạn, và bạn đã dùng bao nhiêu cafein hay rượu vào ban ngày. Sau đó, bạn đem cuốn nhật ký này cho bác sĩ xem. Việc chia sẻ này giúp bạn và bác sĩ lập một kế hoạch dài hạn để bạn có giấc ngủ ngon hơn.
7) Hãy nói chuyện với bác sĩ
Hãy cho bác sĩ biết bạn khó ngủ. Tìm hiểu những phương pháp, có lẽ bao gồm thuốc, có thể giúp bạn có được một đêm ngon giấc.
Biên dịch từ nguồn WebMD
(Nhóm biên dịch y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)